Tìm hiểu màn hình dành cho đồ họa Acer ConceptD CP7

Chắc hẳn không phải designer nào cũng biết cách lựa chọn màn hình đồ họa tốt nhất. đặc biệt là đối với các sinh viên mới chập chững làm quen với thiết kế đồ họa thì vấn đề lựa chọn màn hình như thế nào phù hợp với nhu cầu đã trở nên hết sức quan trọng. Vì vậy để giúp bạn biết cách chọn màn hình đồ họa tốt. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một số yếu tố cần lưu ý khi chọn màn hình dành cho đồ họa nhé.

Một số lưu ý khi chọn màn hình đồ họa

1. Kích thước màn hình

Một trong những lưu ý quan trọng trong việc lựa chọn màn hình đồ họa chính là chính thước màn hình. Bởi vớ màn hình đồ họa mọi thứ sẽ hiển thị trên màn hình.

Khi chọn màn hình thiết kế đồ họa cần lưu ý gì?

Khi chọn màn hình thiết kế đồ họa cần lưu ý gì?

Do đó bạn nên chọn màn hình có kích thước lớn cho bạn thỏa sức có những trải nghiệm tuyệt vời trên một không gian màn hình rộng lớn. Lý tưởng nhất là màn hình với tỉ lệ 21:9 rất thích hợp với dân thiết kế chuyên nghiệp, phù hợp với các nội dung trải dài như những bản vẽ hay các layer.

2. Độ phân giải

Sau khi lựa chọn kích thước màn hình thì độ phân giải màn hình là điểm cần lưu ý quan trọng tiếp theo. Để đảm bảo phục vụ cho mọi công việc thiết kế đồ họa…hình ảnh hiển thị sắc nét, chân thực thì màn hình với độ phân giải Full HD ( 1920×1080) là thích hợp. 

Tuy nhiên lý tưởng sẽ là độ phân giải Full HD (2560×1440) cho bạn những hình ảnh sắc nét. Và độ phân giải tốt nhất chính là 5K. Có một điểm cần lưu ý nhỏ là bạn nên chọn độ phân giải của màn hình phù hợp với kích thước màn hình để đảm bảo hình ảnh hiển thị thêm sống động và chất lượng nhất.

3. Các tấm nền

Hầu hết màn hình dành cho đồ họa thường lựa chọn tấm nền hiển thị IPS. Bởi tấm nên này liên quan đến sự thay đổi điểm ảnh của tinh thể lỏng, cho bạn hình ảnh chuẩn nét, chính xác từ mọi góc nhìn, cung cấp độ sáng tốt và có tuổi thọ lâu hơn so với những tâm nên hiển thị khác.

4. Độ rộng dải màu, cân chỉnh màu

Màu sắc là phần quan trọng nhất khi lựa chọn màn hình đồ họa. Mỗi một pixel trên màn hình sẽ đọc một con số nhất định bits để hiển thị màu sắc. Số bits mà mỗi một pixel có thể đọc được gọi là độ sâu số (bit – depth).

Độ sâu số càng lớn thì khả năng hiển thị màu càng lớn. Vì thế về độ rộng dải màu bạn cần chọn sự dịch chuyển màu tốt hơn là 10 bit. Những dải màu đặc biệt có hai loại phổ biến là sRGB và Adobe RGB. 

Trong đó số lượng màu và dải màu thể hiện hẹp hơn là sRGB còn dải màu rộng hơn là Adobe RGB. Adobe RGB là không gian màu cân nhất do dải màu rộng nên để tỉ lệ Adobe RGB cao hơn sRGB khi nhìn các thông số kỹ thuật.

Về cân chỉnh màu các hệ thống Win 10 hoặc cao hơn cùng với Mac OS đều có công cụ hiệu chuẩn tích hợp sẵn trong máy tính cho bạn thỏa sức tùy chọn cân chỉnh. Tuy nhiên để có kết quả chính xác hơn thì lời khuyên cho bạn là dùng các ứng dụng trực tuyến như Calibrize và QuickGamma.

Acer ConceptD CP7 – lựa chọn tốt cho dân thiết kế đồ họa

Có thể nói trong rất nhiều loại màn hình đồ họa hiện nay, Acer ConceptD CP7 là một màn hình dành cho dân design tuyệt vời nhất. Bởi màn hình này sở hữu rất nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến giúp cho công việc thiết kế đồ họa trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Acer ConceptD CP7 cho thiết kế rõ nét, chân thực

Acer ConceptD CP7 cho thiết kế rõ nét, chân thực

Điểm thu hút đầu tiên đến từ màn hình Acer ConceptD CP7 là có một màu sắc hoàn hảo với màn hình IPS 27 inch 4K UHD hỗ trợ bởi các công nghệ màu sắc đảm bảo tái tạo màu sắc chân thực. Cùng với tiêu chuẩn Delta được kiểm tra hiệu chỉnh đạt mức trung bình Delta E < 1 góp phần tái tạo màu sắc một cách trung thực. Kết hợp với tiêu chuẩn xác thực màu sắc PANTONE thể hiện độ trung thực vượt trội trong tái tạo màu sắc.

Đặc biệt màn hình có độ chính xác màu chuyên nghiệp với gam màu Adobe RGB, Delta E< 1, DCI – P3, cùng tốc độ làm mới nhanh, ép xung lên tới 144Hz xóa bỏ các hiện tượng mờ ở ảnh, đảm bảo màn hình hiển thị hình ảnh chuẩn xác, cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất từ màn hình.

Thiết kế đồ họa với màn hình Acer ConceptD CP7

Thiết kế đồ họa với màn hình Acer ConceptD CP7

Ngoài ra với màn hình 4K, độ phân giải 3840×2160 cùng góc nhìn góc nhìn lên tới 178 ° với bảng điều khiển IPS đảm bảo tái tạo màu sắc tốt hơn cho màn hình hiển thị hình ảnh rõ nét đến từng chi tiết, bạn có thể xem nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thỏa sức sáng tạo những ý tưởng độc đáo.

Trên đây là một vài mẹo nhỏ trong cách lựa chọn màn hình dành cho đồ họa. Với bài viết trên hy vọng bạn sẽ có những kiến thức, sự am hiểu nhất định để lựa chọn cho mình một màn hình đồ họa tốt nhất nhé.