Màn hình 4K 144Hz có thực sự đáng mua không?
Màn hình 4K 144Hz liệu có nên đầu tư hay chỉ cần một chiếc màn hình với chất lượng 2K vừa phải, thực sự là một câu hỏi khó. Một chiếc màn hình vừa để làm việc, vừa để giải trí mà còn có thể edit hình ảnh, video đồ họa. Vậy đâu sẽ là câu trả lời phù hợp để lựa chọn được màn hình đáp ứng được cả 3 nhu cầu trên. Trong bài viết này giúp có thêm thông tin để lựa chọn một chiếc màn hình phù hợp nhất.
Trước khi mua máy tính, những thông số cần phải đọc thật kỹ để mua cho đúng với nhu cầu của bản thân. Nếu là gamer hoăc editor thì nên đầu tư mành hình với cấu hình khủng. Còn với các tác vụ công việc không liên quan nhiều đến chỉnh sửa, lâu lâu thì coi một vài bộ phim thì màn hình 4k loại thường là đủ.
Nếu để ý kỹ khi mua, thông số máy thường sẽ ghi là độ phân giải Full HD, 2K hay 4K. Hiểu đơn giản độ phân giải là độ phân chia màu, chia càng nhỏ thì mỗi ô màu càng hiển thị được nhiều chi tiết. Hiển thị trên màn hình 4K 144Hz sẽ trở nên sắc nét hơn và chân thực hơn so với màn hình có độ phân giải thấp.
Tìm hiểu rõ về tần số Hz là gì?
Thông số thường thấy nhất trên các màn hình hay TV là tấm nền 120Hz hoặc 144Hz. Điều này khiến những người không chuyên bối rối, không hiểu được ý nghĩa và chức năng ra sao.
Theo định nghĩa Hz là tần số hiển thị hình ảnh trong 1 giây. 120Hz là 1 giây màn hình sẽ hiển thị 120 lần.
Có thể tần số máy hiển thị lên đến 120 lần mỗi giây là nhiều. Nhưng thực tế các game online hạng nặng thì cần số lần hiển thị ảnh phải nhiều hơn. Nếu không màn hình sẽ gây ra hiện tượng giật , gãy hình.
Nếu đã từng chơi game online, coi phim với nhiều tình tiết chuyển động trên màn ảnh chưa. Với mỗi lần bộ phim hay nhân vật chuyển động, màn hình cho ra 1 sự chuyển cảnh mới. Đòi hỏi của game online và phim với chất lượng hình ảnh cao cần có sự chuyển cảnh rất cao trên, phải từ 144Hz trở lên hay 240Hz mới đủ đáp ứng. Vậy nên, 120Hz và 2K có thể chấp nhận được. Nhưng để đầu tư về lâu dài nên dùng màn hình 4K 144Hz trở lên sẽ đáp ứng được hầu hết các công việc, giải trí hiện nay.
Độ phân giải chuyển động
Như vậy, màn hình 4K với tầm số từ 144Hz hay thậm chí là 240Hz sẽ đem lại hình ảnh hiển thị sắc nét, hoạt động sẽ được diễn ra liên tục
Sự nhòe hình xuất hiện bởi cách bộ não con người xử lý tập hợp các khung hình riêng biệt mà một màn hình hiển thị. Bộ não sẽ làm mờ những chuỗi khung hình để tạo ra một hình ảnh đang chuyển động hợp lý, nhưng một số chi tiết sẽ bị mất đi trong quá trình này.
Một tần số làm tươi cao hơn sẽ giúp giảm nhòe hình ảnh bằng cách cho bộ não của chúng ta thêm nhiều thông tin để hoạt động, qua đó giảm độ nhòe chúng ta nhận thức được. Tuy nhiên, không như phần cứng máy tính, bộ não của chúng ta không có “cấu hình” giống nhau. Một số người chú ý được ngay sự khác biệt giữa màn hình 60Hz và 120Hz, trong khi số khác không thể thấy điều mà mọi người đều thấy. Sự khác biệt giữa 120Hz và 240Hz thậm chí còn khó phát hiện hơn nữa.
Nếu máy tính sử dụng màn hình 4K 144Hz có thể chạy một tựa game ở 144 khung hình/giây, sẽ thấy được lợi thế thực sự khi chơi trên một màn hình có thể làm tươi được 100 lần mỗi giây. Nhưng nếu xem một bộ phim ở 24 khung hình/giây, màn hình dù có tần số làm tươi cao hơn cũng không mang lại sự khác biệt.
Hiện tượng xé màn hình
Nếu tầm số hiển thị của khung hình và tần số làm tươi không khớp với nhau sẽ xảy ra hiện tượng xé màn hình. Nghĩa là màn hình chạy được 1 phần, còn phần dưới thì vẫn chưa tải kịp. Còn bên trong máy , CPU được thực hiện bởi card đồ họa xử lý với tần số cao hơn tần số hiển thị của màn hình máy tính.
Hay từ chuyên môn là hình ảnh được render nhiều hơn số hình ảnh được hiển thị trên màn hình. Đầu vào thì rất nhiều như đầu ra thì không đủ, khiến bị ứ lại. Gây ra một sự khó chịu rất lớn khi đang mở rất nhiều táp vụ hay đang chơi game, coi phim.
Trong các tựa game không bị giới hạn tần số khung hình, tần số khung hình có thể vượt quá 100FPS. Tuy nhiên, một màn hình 60Hz chỉ làm tươi được 60 lần mỗi giây. Có nghĩa là game thủ không hoàn toàn được hưởng lợi từ tốc độ phản hồi cao của tần số khung hình mang lại, và có thể để ý thấy hiện tượng xé hình khi màn hình không thể đáp ứng kịp lượng dữ liệu đang được máy tính cung cấp.
Một màn hình 120Hz sẽ làm tươi nhanh gấp đôi so với màn hình 60Hz, do đó có thể hiển thị tối đa 120 khung hình/giây, và màn hình 240Hz có thể xử lý 240 khung hình/giây. Điều này sẽ chấm dứt hiện tượng xé hình trong hầu hết các tựa game.
Các công nghệ đồng bộ khung hình như V-Sync, Freesync và G-Sync cũng giúp ngăn hiện tượng xé hình, nhưng chúng có điểm trừ riêng: V-Sync làm giảm hiệu năng máy, trong khi Freesync và G-Sync đòi hỏi một sự kết hợp nhất định giữa card đồ họa và phần cứng màn hình.
Vậy nên trong bài viết này, màn hình với chất lượng 4K 144Hz sẽ đáp ứng tốt từ công việc cho đến giải trí. Giảm thiểu các tình trạng gây ra như màn hình xử lý không đủ nhanh, màn hình chờ, hay bị gãy hình, mờ hình. Vậy nên một chiếc PC tốt là chưa hoàn thiện, nên hãy đầu tư một chiếc màn hình tương xứng với chiếc PC cho đồng bộ.
>>Xem thêm:Màn hình 4K 144Hz của Acer tại đây.
Comments are closed.