Mách bạn 2 cách chọn tai nghe thể thao nhanh – gọn – hợp ý

Nhờ vào các phát triển công nghệ gần đây, thị trường tai nghe thể thao hiện tại có vô số mẫu mã, đa dạng từ kiểu dáng, chuẩn kết nối, pin tới các ứng dụng hỗ trợ luyện tập.

Vậy đâu là cách chọn tai nghe thể thao phù hợp mà nhanh nhất? Cần chú ý gì khi chọn tai nghe với từng đối tượng khác nhau? Bài viết này sẽ đưa ra những lời khuyên để giúp bạn khoanh vùng lựa chọn và sẵn sàng để đưa ra quyết định của mình. Cùng đọc ngay nhé!

Cách 1: Chọn theo nhu cầu luyện tập

Thể thao trong nhà

Có rất nhiều môn thể thao có thể tập luyện và nghe nhạc được trong nhà. Từ nhẹ nhàng như yoga, chạy bộ trên máy tập, v.v. đến cường độ cao như khiêu vũ, tập GYM. 

Chọn tai nghe phù hợp để tận hưởng buổi tập yoga một mình[[alt=Chọn tai nghe phù hợp để tận hưởng buổi tập yoga một mình]]

Chọn tai nghe phù hợp để tận hưởng buổi tập yoga một mình

Đặc điểm chung của những môn này là ít chịu tác động thời tiết bên ngoài, hạn chế tiếng ồn và luôn có ổ cắm để sạc pin.

Các tính năng có thể BỎ QUA

  • Chống ồn

  • Thời lượng pin dài

  • Chống nước hoàn toàn (waterproof)

Các tính năng cần QUAN TÂM

  • Khả năng đeo thường xuyên: bao gồm phần đệm (nếu có) phải êm ái và thoáng khí cho ống tai

  • Sạc nhanh

Vận động ngoài trời

Âm nhạc là người bạn đồng hành của nhiều môn thể thao, trong đó có chạy bộ, trekking, và đạp xe.

Như bạn hình dung, những môn thể thao này thường xuyên diễn ra trên đường. Do vậy, bạn cần nhận thức nhất định về môi trường để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh.

Vì thời gian ngoài trời nhiều (từ 3-5 giờ), bạn cũng sẽ khó tìm nơi để sạc lại năng lượng cho tai nghe.

Hãy tính toán thời lượng tập đầy đủ để biết cách chọn tai nghe thể thao phù hợp[[alt=Hãy tính toán thời lượng tập đầy đủ để biết cách chọn tai nghe thể thao phù hợp]]

Hãy tính toán thời lượng tập đầy đủ để biết cách chọn tai nghe thể thao phù hợp

Các tính năng có thể BỎ QUA

  • Cách âm hoàn toàn

  • Âm bass mạnh mẽ

Các tính năng cần QUAN TÂM

  • Kháng nước (IPx5 trở lên)

  • Thời lượng pin dài

  • Lọc tiếng ồn chủ động

Hoạt động dưới nước

Có khá ít các tai nghe có thể sử dụng được dưới nước. Hầu hết là các loại bịt kín tai hoặc sử dụng công nghệ truyền âm thanh qua xương.

Điều duy nhất bạn cần lưu ý là tai nghe phải đạt được tiêu chuẩn chống nước hoàn toàn (waterproof). Theo Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IETC), để sử dụng ổn định dưới nước, tai nghe nên đạt tiêu chuẩn IPx8 trở lên (thường thấy là IP68).

Bạn vẫn có thể nghe nhạc hay podcast khi bơi dưới nước[[alt=Bạn vẫn có thể nghe nhạc hay podcast khi bơi dưới nước]]

Bạn vẫn có thể nghe nhạc hay podcast khi bơi dưới nước

Cách 2: Chọn theo những tiêu chí quan trọng

Không dây hay có dây

Tai nghe có dây kết nối với điện thoại vẫn có thể sử dụng cho các môn thể thao trong nhà và ngoài trời. Ưu điểm của loại tai nghe này là có giá thành rẻ, không cần quan tâm đến pin và chất lượng truyền âm thanh tốt hơn. Để bù lại, chúng có nhược điểm là dễ rối dây và quấn vào cơ thể, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm buổi tập.

Tai nghe không dây thường được khuyến khích sử dụng hơn trong thể thao vì khắc phục được các nhược điểm trên.

Kèm với đó, các nhược điểm như dễ rơi, pin ít, giá cao, âm thanh ngắt quãng cũng đã được xử lý đáng kể khiến tai nghe không dây nằm ở vị trí đầu tiên trong cách chọn tai nghe thể thao thứ 2 này.

Kiểu dáng thiết kế

Chúng ta thường nghe đến nhiều khái niệm như Canal, Earbud, In-ear, On-ear, Over-ear, Neckband, Open-ear v.v.

Shokz sử dụng thiết kế tai nghe mở (Open-Ear)[[alt=Shokz sử dụng thiết kế tai nghe mở (Open-Ear)]]

Shokz sử dụng thiết kế tai nghe mở (Open-Ear)

Nếu bạn không muốn tìm hiểu riêng từng loại thì sau đây là tóm tắt cơ bản 2 phổ biến nhất dùng cho thể thao:

  • In-Ear Canal: Là loại tai nghe nhỏ, có đệm cao su hoặc silicon, thường cố định bằng cách nhét kín vào Phong môn (phần cửa của ống lỗ tai). Ưu điểm là nhạc hay, đặc biệt là với bass. Để dùng hiệu quả cho thể thao, bạn nên chọn tai nghe có lọc tiếng ồn chủ động để vừa nghe được các tín hiệu giao thông, vừa nghe được nhạc hiệu quả.

  • In-Ear Earbud: Nhỏ hơn loại Canal, nhét sâu hơn vào ống tai nên bass sẽ yếu hơn. Ưu điểm của loại này là gọn gàng, tiện lợi khi mang đi.

  • Open-Ear: Không bịt kín ống tai như những loại phía trên. Thay vào đó, tai nghe cố định bằng kẹp ở vành tai, hoặc luồng qua sau tai (như mắt kính). Bạn sẽ thường thấy tai nghe loại này thường sử dụng công nghệ Bone Conduction vì những ưu điểm của nó mang lại.

Bone Conduction hay Air Conduction

Công nghệ dẫn truyền âm thanh qua xương (Bone Conduction) là công nghệ khá mới mẻ. Nó lần đầu được ứng dụng vào tai nghe năm 2011, bởi hãng Shokz (nổi tiếng với các sản phẩm OpenRun, OpenMove).

Công nghệ này sử dụng phần xương thái dương để đưa bản nhạc đến não, giúp tai thoáng và thoải mái hơn. 

Đeo tai nghe nhiều có thể dẫn đến đau tai, làm suy yếu màng nhĩ

Đeo tai nghe nhiều có thể dẫn đến đau tai, làm suy yếu màng nhĩ

Đây là giải pháp cho những bạn không thích các loại tai nghe Air Conduction (Công nghệ âm thanh truyền trong không khí) bịt kín tai, đau tai giữa hoặc muốn bảo vệ màng nhĩ của mình.

Không may là, nếu bạn là tín đồ âm nhạc và thường dùng tai nghe trong phòng riêng thì công nghệ này có thể sẽ không thỏa mãn hoàn toàn được bạn.

Thời lượng pin

Thời lượng pin được quyết định trên số giờ bạn dành ra cho một buổi tập, từ lúc chuẩn bị đến khi bạn nghỉ ngơi để sạc pin. Thông thường sẽ rơi vào khoảng:

  • Thể dục, GYM: 1-3 giờ

  • Chạy xe đạp: 2-4 giờ

  • Trekking: nhiều ngày, có thể mang theo pin dự phòng để sạc vào giờ nghỉ mỗi 4 tiếng

Chú ý chọn pin nên dài hơn nhu cầu sử dụng khoảng 25% vì sẽ có hiện tượng sụt pin đáng kể sau khoảng 2 năm sử dụng.

Tạm kết

Bài viết đã đưa ra 2 cách chọn tai nghe thể thao phổ biến để giúp bạn khoanh vùng và đưa ra quyết định tai nghe thể thao phù hợp nhất cho mình. Chúc bạn có những buổi tập thể thao hiệu quả!

>>> Xem thêm: 4 sai lầm khi chọn tai nghe thể thao bạn cần lưu ý